<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Phật Giáo Sự Kỳ Thị Chủng Tộc và Giai Cấp
Tác giả: Kỷ yếu khánh thành

PHẬT GIÁO

 

Sự Kỳ Thị CHỦNG TỘC và GIAI CẤP

 

Hòa thượng THÍCH TRÍ CHƠN

 

      Sự ngưỡng mộ Phật giáo của thế giới nhân loại nằm trong ý tưởng giản dị vì đạo Phật không chủ trương con người cao sang hay thấp hèn là do sự sanh trưởng. Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh rằng dòng giống của một người nam hay nữ được quyết định bởi chính hành động (nghiệp) chứ không bao giờ do sự sinh trưởng của họ. Đức Phật là một trong những nhà cải ách xã hội tiền phong đã dũng cảm thuyết giảng sự bình đẳng giữa con người trong xã hội, và chỉ dạy rằng mọi sự phân chia giai cấp là hoàn toàn sai lầm. Vì vậy, giáo lý của đức Phật đã mang lại một cuộc cách mạng xã hội toàn diện cho quốc gia Ấn Độ đầy giai cấp bất công, cũng như trên toàn thế giới.

 

              Ngày nay, tất cả các nước văn minh đều nhận thức rằng con người khi sinh vào thế giới nầy không chứng tỏ họ là một người Bà la môn (Brahmin) hay Chiên đà la (Chandala). Tuy nhiên, tại những quốc gia Nam phi vẫn còn sự kỳ thị màu da.

 

              Quả thực đây là lúc thích hợp nhất để chúng ta suy nghĩ xem bằng cách nào Phật giáo có thể đóng góp cho xã hội hiện đại, đặc biệt trong những xã hội hiện đang còn sự bất bình đẳng về chủng tộc hoặc kỳ thị màu da.

 

              Từ khởi thủy, Phật giáo đã thuyết minh sự đồng nhất của nhân loại, và chủ trương rằng sự sinh trưởng trong một chủng tộc hay giai cấp đặc biệt nào không gây trở ngại cho bất cứ ai nhằm phát triển khả năng của họ trong đời nầy cũng như ở kiếp sau. Vào thời đức Phật, những danh từ giai cấp cũng chỉ có ý nghĩa nghề nghiệp, và người ta tự do trong việc chọn lựa hay thay đổi nghề nghiệp của mình.

 

              Giáo sư Rhys Davids ghi nhận :

 

              -. Đức Phật hoàn toàn và tuyệt đối không đề cập đến những điều lợi ích hay tai hại do bởi sự sinh trưởng, nghề nghiệp hay địa vị xã hội ; và Ngài đã dẹp bỏ mọi sự kỳ thị cũng như suy đối xuất phát từ những luật pháp chuyên chế.

 

              Xuyên qua giáo pháp của đức Phật, chúng ta nhận thấy Phật giáo, bằng gương mẫu và sự thuyết phục hiền hòa đã đẩy lui ý tưởng phân chia giai cấp trong nhân loại.

 

              Một vài vị ưu tú nhất trong hàng Thánh chúng của Tăng đoàn đều phát xuất từ giai cấp hạ tiện. Ngài Ưu Ba Ly (Upali), vị trì giới số một đứng sau đức Phật trong Giáo hội, trước kia là một bác thợ cạo ; Punnã và Punnika gia nhập giáo đoàn xuất gia làm Tỳ kheo Ni, vốn là hạng gái nô lệ.

 

              Như vậy, chỉ duy nhất trong Phật giáo, đức Phật đã nâng đỡ mọi người nam nữ ở địa vị thấp hèn nhất, và giúp họ chứng đắc những quả vị tinh thần cao siêu. Chẳng hạn, Sa môn Sunita là một công nhân quét đường, và trong hàng nữ giới cũng vậy. Ni cô Punnã trước kia là một cô gái nô lệ.

 

             Thật rõ ràng là quan hệ về chủng tộc và giai cấp không có thế đứng trong Phật giáo. Đúng vậy, đức Phật đã xem những thành kiến đó như là điều tai hại cho tiến trình tu tập của con người. Trong vấn đề nầy, đức Phật dạy rằng :

 

              -. “Những ai mang nặng thành kiến giai cấp và chủng tộc sẽ xa rời đời sống đạo đức và không thể đạt tới trí tuệ siêu việt”.

 

             Phật giáo không phủ nhận thành kiến về chủng tộc và giai cấp mà không đưa ra những lý do. Phật giáo lên án chống lại các thành kiến đó bằng cách viện dẫn những luận cứ lịch sử, khoa học, đạo đức và tôn giáo cùng thuyết minh rằng mọi người nam nữ thuộc đủ tất cả giai cấp, cần được đối xử bình đẳng. Theo Phật giáo, điều quan trọng không phải do nơi giai cấp cao sang hay thấp hèn mà là ở nơi đức độ cao quý. Đức Phật dạy :

 

             -. “Ai có được trí tuệ và đạo đức hoàn toàn là tối thắng”.

 

             Phật giáo cố gắng diệt trừ tất cả mọi phân biệt về dòng giống bằng sự cảm hóa, tình thương và lòng từ bi. Vào thời đức Phật, theo tục lệ, chư Tăng và quý Sư cô thường đến khất thực tại nhà dân chúng gồm cả hai giai cấp giàu sang cũng như hạ tiện, và thọ lãnh thức ăn từ các thí chủ đó. Khi đức Phật nhận thấy các vị Bà la môn (Brhmins), với ý niệm giai cấp sai lầm, luôn luôn ngăn cản Ngài tiếp xúc với hạng dân chúng hạ tiện, đức Phật liến bảo họ :

 

             -. “Xin đừng hỏi dòng dỏi của Như Lai”.

 

             Các đệ tử của đức Phật cũng hoàn toàn không nghĩ đến hành động phân chia giai cấp, và họ thường hay thân cận với hạng người cùng đinh. Dưới đây là câu chuyện cảm động ghi chép về ngài A Nan (Ananda), một trong các đệ tử thân tín của đức Phật. Một hôm đức A Nan khoát y vàng, và mang bình bát đi vào thành Xá Vệ (Sravasti) khất thực. Sau khi thọ trai xong, Ngài đến gần giếng, nơi Bát Cát Đế (Praki), một cô gái thuộc giai cấp hạ tiện Ma Đăng Già (Matanga), đang múc nước. Gặp nàng, đức A Nan bảo cô ta :

 

             -. Này cô, tôi đang khát, cho tôi xin ít nước.

 

             Nàng đáp lại :

 

             -. Kính bạch Đại đức A Nan, con là hạng gái cùng đinh Ma Đăng Già (Matanga).

 

             Ngài trả lời :

 

             -. Tôi không xin cô giai cấp, tôi chỉ xin cô nước uống thôi.

 

             Rồi cô gái dâng cúng nước cho Đại đức A Nan dùng. Cùng thế ấy, hàng cư sĩ, họ cũng được khuyên nên có lòng thương đối với con người và thú vật.

 

             Phật giáo nhấn mạnh rằng nuôi dưỡng bất cứ thành kiến hay ý tưởng nào về dòng dỏi cao quý hay thấp hèn đều gây tai hại cho sự tiến tu của hành giả trong đời nầy và những kiếp sau. Phật giaó ghi nhận :

 

             -. “Một người, kiêu hãnh về giống nòi, sự phú quý hoặc gia thế của y, và khinh miệt kẻ đồng loại là thoái hóa”.

 

             Tưởng cũng nên nhắc rằng một trong số các thương nghiệp mà hàng Phật tử được khuyến cáo không nên làm, là nghề bán người nô lệ, dù trong phạm vi lớn hay nhỏ.

 

             Phật giáo dạy rằng không thể nào thực hành lòng từ bi đối với mọi chúng sanh, và có tâm hỷ xã với tất cả, nếu con người chưa thoát khỏi những thành kiến về chủng tộc và giai cấp.

 

             Đại đức Na Tiên (Nagasena), khi trả lời câu hỏi của vua Di Lan Đà (Manander), người mà sau quy y theo Phật giáo, đã giải đáp một cách nhiệt thành tại sao người nầy sinh ra nghèo nàn, kẻ khác lại giàu sang.

 

             Vua Di Lan Đà thỉnh vấn :

 

             -. Kính bạch Đại đức Na Tiên, vì lý do nào tất cả mọi người sinh ra không giống nhau, có người sống trường thọ, kẻ khác lại yểu tướng, người nầy khỏe mạnh, kẻ nọ ốm đau ; có người đẹp đẽ, có kẽ xấu xí và vân vân ?

 

             Đại đức Na Tiên đáp rằng :

 

             -. Tâu Đại vương, tại sao tất cả những cây trái không giống nhau ; có trái chua, trái mặn, trái đắng, có trái cay, trái ngọt ?

 

             Đức vua trả lời :

 

             -. Ta nghĩ rằng, lý do vì sự khác nhau của hạt giống.

 

             Đại đức Na Tiên giải thích :

 

             -. Cùng thế ấy, tâu Đại vương, do sự khác biệt về cái nghiệp (Kamma) mà mọi người sinh ra không ai giống ai ; có người sống thọ, có hạng chết yểu, người nầy mạnh khỏe, kẻ nọ bệnh hoạn ; có người đẹp đẽ, người xấu xí, có người dũng khí, có hạng nhu nhược ; có kẻ giàu, người nghèo, ; có người cao sang, có hạng thấp hèn ; người nầy thông minh, kẻ kia dốt nát. Nghiệp lực quyết định con người nghèo khổ hay phú quý.

 

             A Dục Vuơng (Asoka) là tấm gương chói sáng của một nhà vua đã cai trị vương quốc của ngài theo đúng những nguyên tắc Phật giáo. Đức vua đã nhiệt thành tin tưởng vào sự bình đẳng giữa con người và đối xử với thần dân trong nườc của Ngài một cách bình đẳng, không phân biệt chủng tộc hay chức vị xã hội. Tại một trong những chỉ dụ khắc trên đá của đức vua. Ngài đã tuyên bố :

 

             -. Tất cả dân là con của ta. Trẫm mong muốn các con của Trẫm được cung cấp đầy đủ mọi sự an lành và hạnh phúc tại cõi đời nầy cũng như nơi cảnh giới khác ; cùng thế ấy, Trẫm mong ước toàn dân cũng được như vậy.

 

             Thật là điều độc đáo, nếu các chính khách ngày nay cũng có thể noi theo tấm gương cao nầy của vua A Dục.

 

             Tưởng cũng nên chú ý nhắc lại điều trong tập sách cổ điển Janavamsa tiếng Tích Lan (Sinhalese) nói về hệ thống giai cấp ở Tích Lan thời xưa. Cuốn sách ghi chép :

 

             -. Tất cả mọi người thật ra đều cùng một chủng tộc, mặc dù hình dáng có sai khác ; và theo đức Phật, không phải do sự sinh trưởng, con người trở thành hạng cùng đinh Vasala hay người Bà la Môn (Brahmins).

 

             Cho nên, chúng ta hãy rút ra từ bức thông điệp sống động nầy, những ý tưởng cao siêu của hơn 2,500 năm trước ; và nên đối xử với đồng bào của chúng ta trong sự kính trọng và lòng yêu thuơng ; không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng, màu da hay địa vị của họ trong cuộc sống.

 

             Viết theo tài liệu : “Bhuddhism, Racialism and Cast” của Andrew Scott đăng ở tạp chí “The Buddhist” ấn hành tại Colombo (Tích Lan).

Mục Lục

Diễn Văn Khai Mạc Đại Lễ Khánh Thành Chánh Điện

Diễn Văn Chào Mừng Đại Hội Thường Niên Nhiệm Kỳ II

Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Thường Niên II

Quyết Nghị Của Đại Hội

Tâm Thư Của Đại Hội

Mấy Ai Dễ Biết

Cảm Niệm Tổ Đình Hải Ngoại

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Trúc Lâm, Từ Đàm, Từ Đàm Hải Ngoại

Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Đạo Mạch và Nền Văn Hóa

Chùa Từ Đàm Quốc Nội Đến Hải Ngoại

Phật Giáo Sự Kỳ Thị Chủng tộc và Giai Cấp

Vài Nét Tâm Sự

Niềm Vui Chưa Trọn

Phật Giáo Việt Nam Trước Những Ảnh Hưởng của Văn Hóa Xã Hội Hoa Kỳ

 

Lá Nắng Chùa Từ Đàm

Gợi Chút Dĩ Vãng

Huế Thủ Đô Của Tự Do Tôn Giáo

VỀ CHUYẾN ĐI DỰ ĐẠI HỘI DALLAS

Thời Điểm Chiến Lược

Vài Đặc Điểm Của Phật Giáo

Tính Cách Chính Thống Của GHPGVNTN

Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian

Đọc Thơ HT. Thích Tín Nghĩa

Chân Thành Tri Ân và Cảm Tạ

Chư Tăng Ni và Phái Đoàn Về Tham Dự Lễ Khánh Thành

Hội Đồng Điều Hành Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Chương Trình Lễ Khánh Thành

 Ký sổ vàng xây dựng Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Vài nét về Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Cáo Bạch
Anh Hùng và Tội Đồ
Lá Thư Xuân Quý Mão
Điện thư Phân Ưu của Giáo Hội
Chương Trình Sinh Hoạt Trong Năm Giáp Thìn - 2024
Thông Bạch Vu Lan 2022 - PL. 22566
Phạm Duy Vĩnh Biệt Thôn Đoài
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Tổ Chức Đại Hội Thường Niên Lần Thứ 2
Chương Trình Sinh Hoạt Năm Nhâm Dần-2022 của Từ Đàm
Nguyễn Trường Tộ : Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất Con Người và Sự Thật
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3149018
Có -594 Khách Đang Online